Đặc điểm Sử_ký_Tư_Mã_Thiên

Tư Mã Thiên

Không giống các văn bản lịch sử chính thức thời gian sau này, vốn chấp nhận học thuyết Khổng giáo, tuyên bố quyền lực thần thánh của các vị Hoàng đế và loại trừ ra ngoài vòng pháp luật mọi âm mưu chiếm ngôi báu, phong cách viết sử tự do và có chủ đích của Tư Mã Thiên đã được nhiều nhà thơ và tiểu thuyết sau này học tập. Đa số các thiên Liệt truyện đều là những đoạn văn miêu tả sống động các nhân vật và sự kiện, vì Tư Mã Thiên đã sử dụng một cách chính xác các câu chuyện lịch sử trong quá khứ làm nguồn thông tin của mình, và có điều chỉnh lại cho đúng với thực tế. Ví dụ, ông viết truyện Kinh Kha ám sát Tần Thuỷ Hoàng trong thiên "Thích khách liệt truyện" dựa trên lời kể của ông cố của một người bạn của cha ông, vốn là một vị quan cấp thấp trong triều nhà Tần và vụ ám sát xảy ra khi vị quan đó đang có mặt tại đó.

Có thể thấy rằng Tư Mã Thiên làm nổi bật mặt tích cực của những người cầm quyền trong Bản kỷ, nhưng lại đưa mặt tiêu cực vào các quyển khác, và như vậy tác phẩm của ông cần phải được đọc toàn bộ để có được đầy đủ thông tin. Ví dụ, thông tin về việc Lưu Bang (sau này là Hán Cao Tổ), trong một nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi sự truy đuổi của Hạng Vũ, đã đẩy con ông ra xe ngựa để làm xe nhẹ đi, đã không được chép lại trong tiểu sử của hoàng đế, nhưng lại được chép trong tiểu sử của Hạng Vũ. Ông cũng rất thận trọng trong việc cân bằng mặt tích cực với tiêu cực, ví dụ như tiểu sử của Lã hậu, vốn ghi chép về sự tàn ác của bà, ông đã chỉ ra ở cuối tiểu sử rằng, mặc cho cuộc sống cá nhân của bà có ra sao đi chăng nữa, Lã hậu vẫn mang lại hoà bình và thịnh vượng cho đất nước [8].

Bên cạnh tính xác thực của sự kiện, nói như lời Tư Mã Thiên, "tôi chỉ thuật lại chuyện xưa, sắp đặt lại các chuyện trong đời chứ có sáng tác đâu" (thiên Tam đại thế biểu), song tác giả không chỉ thuật lại chuyện xưa một cách lạnh lùng. Ảnh hưởng bút pháp của Xuân Thu, nhưng tính khuynh hướng của Sử ký thể hiện sự khác biệt nhất định. Nếu Xuân Thu xuất phát từ lập trường bảo thủ của quý tộc thì Sử ký lại xuất phát từ lập trường tiến bộ, có những nét phù hợp với tư tưởng và tình cảm của nhân dân[9] đương thời.

Sử ký lên án sự tàn bạo của tầng lớp thống trị (Tần Thủy Hoàng, Lưu BangVũ Đế), ca ngợi những nhà thơ yêu nước như Khuất Nguyên, đề cao các dũng sĩ khởi xướng khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc như Trần Thiệp. Tư Mã Thiên viết sử có dụng ý nhằm "xét qua việc làm, tóm tắt trước sau, xét việc hưng vong thành bại", "thấu hiểu sự biến đổi từ xưa đến nay", để "ký thác", để "hả điều căm giận" (trong thiên Báo Nhậm An thư). Điều đó phản ánh sự quan tâm của tác giả đến sự kiện không chỉ nằm ở bản thân sự kiện mà là cả tiến trình của chúng.[10].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sử_ký_Tư_Mã_Thiên http://www.britannica.com/EBchecked/topic/493813 http://books.google.com/books?id=BeVS1n4iTmcC&prin... http://books.google.com/books?id=C1uXah12nHgC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Rw41aF8irLQC&pg=P... http://books.google.com/books?id=pYM3AwAAQBAJ&pg=P... http://www.guoxue.com/shibu/24shi/shiji/sjml.htm http://www.sacred-texts.com/cfu/smc/index.htm http://www.chinaknowledge.de/Literature/Historiogr... http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/SuKy/i... http://www.ld.nbcom.net/shiji/index.htm